Eco GFarm

Tiêu chuẩn GlobalGAP - Nông nghiệp bền vững và an toàn thực phẩm

Canh Nguyen
Ngày 24/04/2024

Tiêu chuẩn Global GAP là tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng như xử lý sau thu hoạch cho các nông sản bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản trên phạm vi toàn cầu. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp như:  rau, hoa quả, thủy sản, gia súc, gia cầm và các sản phẩm tương tự khác.

GlobalG.A.P  – Chứng chỉ Quốc tế - Eco Gfarm

Tiêu chuẩn Global GAP được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được coi là một tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp bền vững được đánh giá cao. Việc tuân thủ Global GAP giúp nông dân và nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm  đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Có 252 tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn Global GAP, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được cấp chứng nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn Global GAP cụ thể như sau:

Đảm bảo nguồn đất phải được cải tạo, làm sạch trước khi thực hiện canh tác. Hệ thống nước tưới cần đảm bảo phải sạch sẽ không bị ô nhiễm.
Độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, đặc biệt là giống cây trồng phải được chọn lựa kỹ càng đảm bảo sạch bệnh và có chất lượng tốt nhất. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng ngay từ ban đầu sẽ giúp cho năng suất sau này tăng cao hơn và không bị bệnh hại.


Một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác và các loại phân bón, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
Trong canh tác chỉ được phép sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được cho phép sử dụng. Hiện nay, vẫn rất khuyến cáo các nông trại sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ mục đích an toàn cho người lao động, người sử dụng sản phẩm và không gây hại đến môi trường.
Để áp dụng tốt Global GAP thì cần quan tâm vào việc đầu tư nguồn giống tốt. Song song với đó trong cả quá trình nuôi trồng thì nông trại cần phải ghi chép về toàn bộ quá trình của chuỗi thực hành sản xuất. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global GAP.
Đảm bảo những tiêu chuẩn về “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).

Viết bình luận của bạn

Giỏ hàng

Danh sách so sánh